Nứt kẽ hậu môn và cách chữa trị bệnh nứt hậu môn hiệu quả
Nứt kẽ hậu môn là nỗi khiếp sợ thường trực của mỗi bệnh nhân. Vậy nguyên nhân gây bệnh nứt hậu môn là gì? Cùng tìm hiểu để có cách chữa nứt kẽ hậu môn hiệu quả. Bởi tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ thành phần nào, không phân biệt tuổi tác. Có những trường hợp bệnh có thể tự khỏi được, nhưng cũng chỉ là số ít. Đa phần nứt hậu môn cần có biện pháp can thiệp hay sử dụng chữa bệnh tại nhà bằng các vị thuốc dân gian.
Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn có nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau:
Thói quen cá nhân gây nứt kẽ hậu môn
Chế độ ăn uống thiếu cân bằng:
Bệnh nhân nứt kẽ hậu môn có thể xuất phát từ những nguyên nhân đơn giản như chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ và nước. Do chất xơ và nước đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ và tiêu hóa của đường ruột và đại tràng, cũng như hậu môn. Thiếu chất xơ và nước làm cho phân cứng và khó di chuyển, bệnh nhân phải rặn khi đi đại tiện, áp lực lên cơ vòng hậu môn và gây ra nứt kẽ hậu môn.
Thói quen đại tiện không tốt:
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý ở đường hậu môn trực tràng, trong đó bao gồm cả nứt kẽ hậu môn.
Các bác sĩ chuyên khoa lý giải, bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn thường có thói quen ngồi lâu, vừa đi vệ sinh vừa làm các công việc khác như đọc sách, báo, hút thuốc hoặc lướt web, đại tiện phải rặn và răn liên tục…thời gian dài những thói quen này vừa tăng áp lực lên vùng hậu môn trực tràng vừa làm cho máu ứ đọng.
Kết hợp với các yếu tố khác như công tác hậu vệ sinh khu vực hậu môn sau đại tiện không tốt làm cho viêm nhiễm phát sinh và hậu quả là gây ra nứt hậu môn.
Táo bón cũng khiến gây nứt kẽ hậu môn
Nứt hậu môn còn xuất hiện tập trung ở những bệnh nhân bị táo bón trong thời gian dài. Người bị táo bón với những khối phân to và cứng, chậm chạp di chuyển từ dạ dày xuống trực tràng, từ trực tràng xuống đại tràng và áp lực chuyển dời cho khu vực hậu môn.
Các bệnh lý khác gây nứt kẽ hậu môn
Các bệnh lý ở đường hậu môn trực tràng:
Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý xảy ra ở những người đã mắc bệnh trĩ cấp độ nặng, bệnh polyp hậu môn…làm cho khối huyết tĩnh mạch ở hậu môn viêm nhiễm và dẫn đến nứt kẽ hậu môn. Thực ra các bệnh lý ở đường hậu môn trực tràng là một vòng tuần hoàn, một khi những vấn đề ở đường hậu môn trực tràng xảy ra mà không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến những vấn đề khác. Những bệnh lý này vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả của các bệnh lý khác.
Bệnh viêm đường ruột:
Viêm nhiễm đường ruột có thể gây ra viêm màng ruột, đau bụng , tiêu chảy và suy dinh dưỡng. Trong đó, tiêu chảy và táo bón là triệu chứng của bệnh viêm đường ruột, cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh nứt kẽ hậu môn.
Tác động của các trị liệu ngoại khoa
Các trị liệu ngoại khoa như sự can thiệp của thuốc và các tác động can thiệp trực tiếp khác lên khu vực hậu môn và gây nứt kẽ hậu môn:
- Một số thuốc tây y như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc chống động kinh, thuốc tránh thai… Chúng có tác dụng phụ như táo bón, tiêu chảy, nóng trong…và dĩ nhiên những điều này là nguyên nhân hàng đầu của bệnh nứt kẽ hậu môn.
- Điều trị bệnh lý trĩ bằng các phương pháp ngoại khoa không an toàn như thắt vòng cao su, chích xơ… có thể là nguyên nhân dẫn đến nứt kẽ hậu môn và rò hậu môn.
Một số nguyên nhân khác gây nứt kẽ hậu môn
Các nguyên nhân khác dẫn đến nứt kẽ hậu môn như quan hệ tình dục bằng đường hậu môn, hoặc bất cứ hành động nào khác có tác động đến khu vực hậu môn.
Những triệu chứng, dấu hiệu nhận biết khi bị nứt kẽ hậu môn
- Đau hậu môn khi đại tiện.
- Người bệnh thường trải qua 3 giai đoạn ở những cơn đau này: đau khi khối phân bắt đầu đi qua hậu môn, cơn đau hết sau vài phút, đau đột ngột tăng lên và dịu đi.
- Sau đại tiện, người bệnh có thể thấy máu hoặc dịch vàng xuất hiện ở giấy lau. Khu vực hậu môn đặc biệt nhức nhối.
- Người bệnh có cảm giác sợ đại tiện.
- Những cơn đau hậu môn làm bệnh nhân chán ăn dẫn đến tình trạng gầy gò, xanh xao và thiếu máu. Khi trực tiếp cảm nhận bằng xúc giác, có thể thấy bờ dưới của nốt loét hoặc một búi trĩ xơ hóa hay còn gọi là trĩ gác cổng.
Cần lưu ý phân biệt bệnh nứt hậu môn với những bệnh vùng xương cụt hay trực tràng, nhất là những bệnh xã hội khác như lậu hay giang mai.
Cách chữa trị bệnh nứt kẽ hậu môn
Chuyên gia của trung tâm sức khỏe cộng đồng cho biết, nứt kẽ hậu môn có nhiều phương pháp điều trị: Hoặc theo y học hiện đại hoặc theo các bài thuốc dân gian. Bệnh giai đoạn nhẹ có thể tự khỏi nhưng do đặc điểm vị trí xuất hiện của nó là hậu môn - nơi chứa chất thải trong cơ thể và có nhiều vi khuẩn nên quá trình tự lành vết thương rất chậm, điều này cũng gây cản trở cho việc điều trị bệnh lý.
Điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà
Nứt kẽ hậu môn có thể điều trị tại nhà trong trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ và người bệnh có khả năng tự điều chỉnh những thói quen thường nhật là nguyên nhân gây ra bệnh. Đồng thời, thực hiện một số biện pháp có thể làm bệnh thuyên giảm như sau:
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón và giảm áp lực lên thành hậu môn. Loại trừ được hiện tượng táo bón là loại trừ được yếu tố nguy cơ hàng đầu làm cho bệnh tiến triển.
- Uống đủ nước: Nước có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn hiệu quả. Lượng nước mà các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo đến bệnh nhân là từ 2 lít mỗi ngày.
- Ngâm hậu môn hàng ngày bằng nước ấm pha muối có tác dụng sát trùng và giảm sưng đau hậu môn.
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn hàng ngày, đặc biệt trước và sau khi đi vệ sinh, sau đó lau khô bằng khăn mềm để không làm khu vực hậu môn thêm tổn thương.
- Bệnh nhân chú ý mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát tránh quần bó sát tác động đến các vết thương.
Chữa bệnh nứt kẽ hậu môn bằng y học hiện đại
Y học hiện đại điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn bằng thuốc tây y hoặc sử dụng các can thiệp ngoại khoa trực tiếp đến vết nứt hậu môn.
- Đối với bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn nhẹ, bác sĩ có thể cân nhắc bôi thuốc mỡ vào vết thương thúc đẩy quá trình tái tạo tổn thương ở hậu môn và một số loại thuốc khác có tác dụng bồi bổ cơ thể và tốt cho tiêu hóa. Điều trị bằng thuốc sau khoảng thời gian từ 6 đến 8 tuần mà bệnh không có tiến triển, bệnh nhân cần liên lạc với các bác sĩ trị liệu để thay đổi phương pháp thích hợp.
- Can thiệp ngoại khoa trong điều trị nứt kẽ hậu môn có thể bao gồm: Tiêm một lượng nhỏ thuốc trị liệu vào hậu môn có tác dụng làm giãn co thắt cơ, các vết nứt vì thế cũng trở nên nhanh lành hơn; hoặc thực hiện tiểu phẫu cắt bỏ cơ vòng hậu môn để giãn co thắt hậu môn, các vết nứt hậu môn cũng vì thế mà nhanh lành. Can thiệp ngoại khoa được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn mãn tính đã thử các phương pháp chữa bệnh khác nhưng đều vô hiệu.
Những lưu ý trong cách chữa nứt kẽ hậu môn
- Nứt kẽ hậu môn thường đi kèm với những bệnh lý khác xảy ra ở đường hậu môn trực tràng như áp xe hậu môn hoặc bệnh trĩ, điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn thường điều trị luôn các bệnh lý đi kèm này. Đây cũng là một biện pháp bảo đảm trị bệnh nứt kẽ dứt điểm.
- Có thể kết hợp với cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà và chữa nứt kẽ hậu môn bằng y học điện đại để bảo đảm trong điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả.
- Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng thuốc có thể có một số tác dung phụ như hạ huyết áp, hoa mắt, chóng mặt…bệnh nhân khi có những triệu chứng thái quá hoặc phản ứng khác lạ của cơ thể trong quá trình điều trị cần phải liên hệ với bác sĩ để phòng ngừa được những nguy hiểm có thể xảy đến và có những biện pháp trị liệu khác thích hợp hơn.